Trưởng BTC biểu tình Lê Hồng Cường (năm 2014 chống giàn khoan HD 981)
I. PHÁT BIỂU KHAI MẠC BIỂU TÌNH NGÀY 14/6/2015
Thưa bà con, thưa bạn bè quốc tế và các bạn Đức,
Biển Đông những ngày này đang cuộn sóng. Người Việt Nam trong và ngoài nước sôi sục dõi theo mọi diễn biến về hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc trên các đảo và vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông. Khắp nơi trên thế giới, những người yêu chuộng hoà bình, công lý cùng hướng về Biển Đông với một cảm xúc đang bị xúc phạm bởi các hành động bất chấp dư luận và coi thường luật pháp quốc tế của Trung Quốc.
Chưa có lúc nào tình hình Biển Đông căng thẳng như lúc này! Nhiều quốc gia trên thế giới quan ngại trước việc Trung Quốc đang ồ ạt cải tạo, xây dựng bất hợp pháp trên các bãi đá cạn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hợp thức hoá yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của họ nhằm mục tiêu “độc chiếm” và “độc quyền khai thác tài nguyên” tại Biển Đông. Hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông lúc này không chỉ còn là vấn đề khu vực mà là vấn đề mang tính toàn cầu, đang trở thành mối thách thức lớn đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên biển và quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, gây mất ổn định, đe dọa hòa bình khu vực Biển Đông và các vùng biển lân cận.
Thưa bà con và các bạn,
Hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hiệp Người Việt toàn Liên bang Đức, hôm nay chúng ta, cùng bạn bè Đức và quốc tế tập trung tại đây, bên nhau thể hiện mong muốn được chia sẻ, chung sức cùng với nhân dân trong nước, tuyên bố với Trung Quốc rằng, chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Việt Nam và các nước trong khu vực kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của mình.
Cộng đồng người Việt Nam, cùng cộng đồng người nhập cư các nước châu Á tại CHLB Đức,đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước trong khu vực, kêu gọi bạn bè quốc tế, bạn bè Đức hãy góp tiếng phản đối các hành động bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông. Hãy cùng chung tiếng nói đề nghị tới Nghị sĩ Quốc hội Đức lên tiếng phản đối những mưu đồ nguy hiểm của nhà cầm quyền Bắc Kinh đang đe dọa đối với hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực Biển Đông.
Chúng ta cùng lên tiếng yêu cầu chính quyền Trung Quốc: Phải từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ bằng yêu sách “đường lưỡi bò” bất hợp pháp! Nhân dân Việt Nam cùng nhân dân các nước trong khu vực kiên quyết gìn giữ chủ quyền đất nước ở Biển Đông, Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc phải từ bỏ tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông với tuyến đường hàng hải quốc tế! Các nước trong khu vực và các quốc gia trên thế giới kiên quyết chặn đứng mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc!
Tổ quốc là thiêng liêng!
Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam!
Kiên quyết chặn đứng chính sách “độc chiếm Biển đông” của Trung Quốc!
Trung Quốc phải trả lại hoà bình và tự do hàng hải trên Biển Đông!
Thưa bà con, thưa bạn bè Quốc tế,
Đồng hành với cuộc biểu tình hôm nay, ngày 12.06.2015 đoàn đại diện của LHNV toàn Liên bang do GS-TSNguyễn Văn Thoại- Chủ tịch LH làm trưởng đoàn đã trao thư ngỏ kiến nghị về vấn đề Biển Đông với gần 4.000 chữ ký của người Việt cho đại diện Quốc hội Đức tại Văn phòng Quốc hội Đức.
BAN TỔ CHỨC BIỂU TÌNH
(LỄ TƯỞNG NIỆM)
Thưa bà con, thưa bạn bè,
Trong nhiều năm qua, Trung quốc liên tục có những hành động khiêu khích, gây hấn trên suốt dọc biên giới và vùng biển của Việt Nam cũng như nhiều nước trong vùng Biển Đông. Nhiều chiến sĩ, ngư dân của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực đã nằm xuống nơi biên cương, biển cả do những hành động ngang ngược trên của Trung Quốc.
Tại đây, chúng ta những người ở xa Tổ quốc hãy giành một phút tưởng niệm những người con của đất nước đã hy sinh trên bờ cõi và biển đảo quê hương do những hành động gây hấn và xâm lăng của Trung Quốc tại Biển Đông.
Một phút tưởng niệm bắt đầu!
II. Tuyên bố của Hội hữu nghị Đức – Việt / Erklärung der Deutsch – Vietnamesischen Gesellschaft
Hội hữu nghị Đức – Việt hiểu biết sâu sắc sự phẫn nộ của Việt Nam, và nhân dân dân Việt Nam cũng như những phản đối các chính sách của Trung Quốc ở biển Nam Hải ( mà Việtnam gọi là Biển Đông).
Những hành động của Trung Quốc ở biển Đông và cả ở vùng biển gần Nhật Bản đã vi phạm pháp luật và vấp phải sự phản kháng của những nước liên quan trong khu vực cũng như của rất nhiều nước trên thế giới.
Vì những vấn đề lãnh thổ ở khu vực biển biển Đông chưa được giải quyết thỏa đáng nên việc đơn phương tự tạo ra những hiện trạng pháp lý mới – ví dụ bồi đắp đảo nổi nhân tạo và xây dựng trên đó những công trình dân sự và quân sự chỉ làm căng thẳng thêm sự đối đầu và làm tăng nguy cơ xung đột vũ trang.
Những hành động của Trung Quốc hiện nay đã chà đạp lên quyền chủ quyền và lợi ích của Việt Nam cũng như các nước khác ở Đông Nam Á.
Quan điểm của chúng tôi là các nước có quyền lợi liên quan cần phải ngồi lại với nhau trong một cuộc đàm phán đa phương để tìm ra một hướng giải quyết, hoặc kiện vấn đề này ra Tòa quốc tế về luật biển để họ đưa ra những phán quyết có giá trị cho tất cả các bên.
Trong khả năng của mình, Hội hữu nghị Đức – Việt với khả năng của mình sẽ quảng bá và ủng hộ hướng giải quyết thông qua ngoại giao và tìm giải pháp trong hòa bình những tranh chấp này.
„Hội hữu nghị Đức – Việt sẽ luôn đứng cùng phía CHXHCN Việt Nam. Hội sẽ dùng những phương tiện trong khả năng của mình ví dụ: tổ chức các đối thoại đa phương, thông tin về Việt nam …cho Hội viên của mình và nhu cầu công luận quan tâm về tiến triển của xung đột ở biển Đông, những nguyên nhân sâu xa của lịch sử, địa chính trị và kinh tế
Chủ tịch Hội
Siegfried Sommer
Erklärung der Deutsch – Vietnamesischen Gesellschaft
Die Deutsch – Vietnamesische Gesellschaft e.V. hat Verständnis für die Empörung Vietnams und seiner Bürgerinnen und Bürger und deren Protest gegen die chinesische Politik im Südchinesischen Meer (in Vietnam als Ostmeer genannt)
Die Aktivitäten Chinas im Ostmeer und auch in den Gewässern in der Nähe Japans stoßen mit Recht sowohl auf den Widerstand der betroffenen Staaten in der Region und Proteste in vielen Ländern der Welt.
Angesichts der ungelösten territorialen Fragen im Ostmeer kann das einseitige Schaffen von Fakten - z.B. das Aufschütten und den Bau von zivilen und militärischen Stützpunkten die Auseinandersetzungen nur verschärfen und die Gefahr gewaltsamer und bewaffneter Konflikte nur erhöhen.
Das derzeitige Vorgehen Chinas missachtet die Gebietsansprüche und Interessen Vietnams und anderer Staaten Südostasiens.
Wir sind der Auffassung, dass die betroffenen Anrainerstaaten sich an einen Tisch setzen müssen, in multilateralen Verhandlungen gemeinsam eine Lösung erarbeiten und /oder den Internationalen Seegerichtshof anrufen und einen für alle Parteinen geltenden Urteilspruch erwirken sollten.
Die Deutsch – Vietnamesische Gesellschaft e.V. wirbt für und unterstützt im Rahmen ihrer Möglichkeiten diplomatische Schritte und eine friedliche Lösung des Konfliktes.
"Die Deutsch-Vietnamesische Gesellschaft steht an der Seite der SRV. Sie wird weiterhin mit den ihr zur Verfügung stehenden Mitteln - z. B. Gesprächskreise, VietnamInfo u.s.w.- ihre Mitglieder und die interessierte Öffentlichkeit über die Entwicklung der Konflikte im Ostmeer sowie ihre historischen, geopolitischen und wirtschaftlichen Hintergründe informieren."
Siegfried Sommer
Vorsitzender der DVG
Marienstraße 19/20, 10117 Berlin
Telefon: 030-28040990; Fax: 030-28040993
Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
III. Diễn văn của nhóm Sinh viên AKS e.V.
Kính gửi: Cộng đồng người Việt Nam tại Berlin và CHLB Đức,
Cộng đồng quốc tế và những người yêu chuộng hòa bình và công lý trên toàn thế giới.
Thái độ hung hăng và những hành vi tấn công, khiêu khích của chính quyền Trung Quốc khiến cho biển Đông luôn dậy sóng. Trung Quốc liên tục xâm phạm các vùng đặc quyền kinh tế và chủ quyền biển, đảo của Việt Nam, Philippines và các quốc gia khác trong khu vực Biển Đông.
Năm 2011, Trung Quốc ngang ngược cắt cáp của tàu khảo sát địa chấn Viking 2 của Việt Nam, đơn phương ra lệnh cấm đánh bắt cá, bắt giữ ngư dân và tịch thu ngư cụ của ngư dân Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vào 2012, không dừng lại ở đó, Trung Quốc thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa để kiểm soát các đảo phân bố tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Vào tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đặt dàn khoan HD-981 nằm trên vùng chồng lấn của thềm lục địa và đưa tàu hộ tống cùng máy bay quân sự vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xâm hại tàu thuyền của ngư dân và tàu chấp pháp biển của Việt Nam là nguyên nhân khiến căng thẳng ở Biển Đông leo thang.
Sau sự kiện dàn khoan HD-981, Trung Quốc tiếp tục có hàng loạt các hoạt động cơi nới, xây dựng đảo nhân tạo trên diện rộng trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa. Các hoạt động cơi nới và xây dựng này của Trung Quốc là trái với luật pháp quốc tế. Trung Quốc đang nỗ lực nhanh chóng tăng tốc việc cải tạo đảo nhân tạo để thiết lập sân bay và căn cứ quân sự nhằm mở rộng phạm vi hoạt động của hải quân và tăng cường khả năng kiểm soát Biển Đông. Mục đích của Trung Quốc đã rõ ràng, đây chính là chiến dịch quân sự hóa các vùng biển mà Trung Quốc đang chiếm đóng của Việt Nam ở Biển Đông.
Các hình ảnh chụp từ vệ tinh là minh chứng không thể phủ nhận cho thấy sự hiện diện của Trung Quốc từ tháng 1 năm 2014 vốn chỉ là những tiền đồn trên 7 rặng san hô với diện tích 2 ha ở quần đảo Trường Sa, nhưng tại thời điểm này vào tháng 6 năm 2015, diện tích của 7 đảo nhân tạo có kích thước tăng chóng mặt lên đến 800 ha. Các hoạt động cải tạo đảo thường xuyên này của Trung Quốc đang làm thay đổi nguyên trạng của khu vực Biển Đông. Hành động này là một trong những nỗ lực để mở rộng tầm ảnh hưởng nhằm đạt được yêu sách vô lý về chủ quyền đường 10 đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trung Quốc đơn phương đưa ra yêu sách và chủ quyền để chiếm gần như 90% khu vực Biển Đông, bất chấp sự phản đối của những nước liên quan trong khu vực. Họ tiếp tục chính sách bành trướng trên biển và vi phạm công ước về luật biển quốc tế UNCLOS.
Tự do và an ninh hàng hải, hàng không quốc tế đang bị đe dọa, chính phủ Trung Quốc đang biến mọi việc thành sự đã rồi.
Chúng tôi nhóm vận động hợp tác Đông Nam Á (AKS e.V.) là nơi gặp gỡ của những người trẻ tuổi có nhiệt huyết và tình yêu quê hương đất nước. Nhóm được thành lập dựa trên quan điểm chung về lập trường kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc và với tinh thần biểu tình yêu nước của cộng đồng người Việt sinh sống và làm việc ở CHLB Đức.
Nhằm thúc đẩy cho phong trào lên tiếng đòi chủ quyền chính đáng của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ủng hộ chủ trương bảo vệ chủ quyền của Việt Nam dựa trên luật pháp quốc tế, và phản đối hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam bởi nhà cầm quyền Trung Quốc, chúng tôi cùng đồng hành với Liên hiệp người Việt toàn liên bang Đức tham gia tuần hành biểu tình phản đối Trung Quốc.
Chúng tôi muốn kêu gọi cộng đồng người Việt đang sinh sống ở CHLB Đức cùng các hiệp hội người Việt đoàn kết chung tay hỗ trợ Liên Hiệp Người Việt toàn Liên Bang Đức tổ chức buổi tuần hành biểu tình phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc được thành công tốt đẹp.
Chúng tôi cũng vận động và ủng hộ cho chính phủ Việt Nam có chủ trương tìm kiếm các giải pháp ngoại giao để giảm tình trạng căng thẳng ở Biển Đông và sử dụng luật pháp quốc tế để phân định biên giới biển giữa các quốc gia ven biển.
Trong buổi biểu tình ngày hôm nay chúng tôi tuyên bố phản đối Trung Quốc xây dựng, cơi nới trái phép các rạn san hô để biến thành các đảo nhân tạo tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Hành động của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng hiến chương của Liên Hiệp Quốc, công ước về Luật Biển năm 1982, và trái với tinh thần của Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002.
Các động thái của nhà cầm quyền Trung Quốc ở Biển Đông đe dọa đến hòa bình và ổn định ở khu vực, cũng như đe dọa tự do và an toàn hàng hải, hàng không quốc tế. Việc Trung Quốc cải tạo đảo nhân tạo ở Biển Đông là những mối họa khôn lường không thể bỏ qua và làm ngơ.
Chúng tôi mong muốn Trung Quốc cùng ngồi đàm phán với các quốc gia thành viên trong khối ASEAN về vấn đề Biển Đông, giải quyết vấn đề này với sự tôn trọng luật pháp và thân thiện, hòa bình. Hy vọng rằng Trung Quốc sẽ sớm hợp tác đàm phán cùng với các quốc gia trong ASEAN để thông qua Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Chúng tôi ủng hộ cho việc củng cố tình đoàn kết gắn bó giữa các quốc gia trong ASEAN để cùng có tiếng nói chung, phát huy được vai trò trung tâm trong việc bảo đảm hòa bình, ổn định và an ninh, an toàn trong khu vực.
Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành động xâm phạm chủ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam. Trung Quốc hãy dừng ngay tham vọng kiểm soát Biển Đông.
Trong sự kiện ngày hôm nay chúng tôi những thanh niên sinh viên Việt Nam yêu chuộng hòa bình kêu gọi cộng đồng quốc tế và những người yêu chuộng hòa bình và công lý trên toàn thế giới hãy ủng hộ cho Việt Nam, cùng lên tiếng phản đối hành động trái với luật pháp quốc tế của nhà cầm quyền Trung Quốc. Truyền thông quốc tế hãy đưa tin trung thực về chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hãy sát cánh và chung sức cùng chúng tôi trong công cuộc tranh đấu và vận động này.
Kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc.
Vì một Việt Nam hùng cường, độc lập, và tự do. Bảo vệ hòa bình, ổn định và hợp tác cho Biển Đông.
Trân Trọng.
IV. Diễn văn của đại diện Cộng đồng người Philippines tại Đức
Có phải chúng ta không còn những lựa chọn?
Các cộng đồng người Philippines và Việt Nam kêu gọi Cộng đồng Đông Nam Á ủng hộ cho sự nghiệp chung vì hòa bình và công lý và tham gia một cuộc biểu tình bắt đầu tuần hành từ Quảng trường Alexanderplatz đến Đại sứ quán Trung Quốc vào ngày 14 tháng sáu năm 2015. Qua tuyên bố và cuộc biểu tình, ý định của nhóm là để biểu thị cho dư luận tại Berlin thấy rằng chính sách hăm dọa của chính phủ Trung Quốc ở Biển Đông là nguy hiểm và không thể chấp nhận được.
Những hệ quả chiến lược bất hợp pháp
Quy mô cải tạo to lớn của Trung Quốc ở Biển Đông khiến cho thế giới phải chú ý đến. Bắc Kinh đã cải tạo 2.000 acres (800 ha), hoặc tương đương 1.500 sân bóng đá trong lãnh thổ tranh chấp trong vòng 18 tháng qua. Các quan chức Trung Quốc nhấn mạnh rằng các dự án xây dựng là "hợp pháp, chính đáng và hợp lý". Các quan chức Mỹ thừa nhận nỗ lực cải tạo đất quy mô lớn của Bắc Kinh, được một chỉ huy hải quân Mỹ gọi là "Vạn lý trường thành cát" của Trung Quốc, có thể gây khó khăn trong việc ngăn chặn.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã nêu vấn đề với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong chuyến thăm chính thức của ông tới Tokyo vào tuần trước. Các nhà lãnh đạo đã thảo luận hiệp định chuyển giao công nghệ và thiết bị quốc phòng, và Hiệp định các lực lượng thăm viếng nhau (VFA) giữa hai nước tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc.
Tại Washington DC, Tổng thống Barack Obama kêu gọi Trung Quốc ngừng "thúc khuỷu tay để loại trừ người khác" trong việc theo đuổi lợi ích của mình.
Khi Trung Quốc cơi nới thêm đất và những lời lẽ đối đáp Mỹ-Trung nóng lên, Philippines nên chơi quân bài của mình như thế nào? Mục tiêu chiến lược của Trung Quốc trong việc cải tạo đất là gì?
Chúng tôi có thể nêu ra được ít nhất hai mục tiêu. Mục tiêu chiến thuật của họ là điều mà họ đang làm đối với 7 cấu trúc. Đó là những cấu trúc trong quần đảo Trường Sa đang nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc. Họ đã không tấn công đảo Pag-asa (đảo Thị Tứ/ Thitu Island), mặc dù họ đã triển khai một cuộc phong tỏa bãi Ayungin (Bãi Cỏ Mây/Second Thomas Shoal) mà họ không chiếm đoạt. Thay vào đó, những gì họ làm là xây dựng đảo nhân tạo trên các rạn san hô và bãi cát ngầm mà họ kiểm soát.
Trong trường hợp chúng tôi đang kiện Trung Quốc, đó chính là 7 cấu trúc đã đề cập, về việc Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp, hoặc nó không thể bị chiếm giữ bởi bất kỳ nước nào nhưng phải thuộc về biển cả. Người Trung Quốc đang làm điều này để nói rằng thậm chí nếu trường hợp trọng tài giải quyết vụ kiện này có lợi cho các anh, thì chúng tôi vẫn ở đây, hãy đến và tóm chúng tôi nếu các anh có thể. Vì vậy, nó là một thách thức. Đó là một cách để làm suy yếu vụ kiện. Đó là một mục tiêu. Còn một mục tiêu khác là mục tiêu chiến lược, và nó là điều sẽ trở thành chủ đề tranh cãi.
Bằng cách xây dựng đường băng, các căn cứ quân sự tiềm năng, và cơ sở hạ tầng trên 7 cấu trúc, người Trung Quốc về cơ bản sẽ có một nền tảng để thực hiện một hình thức kiểm soát trên Biển Đông, vì vậy nó thách thức Mỹ ở mức độ nhất định.
Các vấn đề pháp lý trong Biển Tây Philippines
Ngày 22 Tháng Một năm 2013, Philippines đã đệ đơn kiện Trung Quốc theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) liên quan đến tranh chấp về quyền chủ quyền và quyền tài phán ở Biển Tây Philippines / Biển Đông. Trung Quốc đã từ chối xuất hiện trong vụ kiện với lý do hội đồng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa hai nước. Trung Quốc lập luận rằng tranh chấp giữa hai nước là chủ yếu về quyền sở hữu các đảo và các cấu trúc trên Biển Đông và không liên quan đến quyền sử dụng hoặc truy cập vào các vùng nước xung quanh các cấu trúc. Do đó Trung Quốc cho rằng UNCLOS, như là một hiệp ước không liên quan tới các quyền sở hữu đối với lãnh thổ, không được áp dụng.
Đại sứ Trung Quốc Ma Keqing đã được triệu tập đến Bộ Ngoại giao (của Philippines) và nhận được một Công hàm và Thông báo về việc Philippines đưa tranh chấp lãnh thổ trên Biển Tây Philippines lên Tòa án trọng tài.
Ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết, Philippines khẳng định rằng yêu sách Đường chín đoạn của Trung Quốc là vi phạm UNCLOS, trong đó có cả Philippines và Trung Quốc ký kết, và do đó là "bất hợp pháp".
Thay vì gửi Bản phản biện (counter-memorial), Trung Quốc công bố một bài viết vào tháng 12 năm 2014 đưa ra quan điểm vì sao hội đồng trọng tài không có thẩm quyền đối với vụ kiện.
Ngày 01 tháng 6 năm 2015, Tiến sĩ Suzette Suarez, Pháp viên (Anh và xứ Wales) của Lebuhn và Puchta, Hamburg, Giám đốc Trung tâm Luật biển quốc tế, trình bày tổng quan về các vấn đề pháp lý của tranh chấp. Tiến sĩ Suarez đã thảo luận các vấn đề về thủ tục dưới góc độ không có Trung Quốc tham gia. Mặc dù một bên không xuất hiện, hội đồng trọng tài phải xác nhận có đủ không những thẩm quyền đối với các tranh chấp, nhưng bao hàm rằng yêu sách cũng có cơ sở vững vàng trên thực tế và pháp luật.
Sau phiên điều trần vào tháng 7 năm 2015, hội đồng trọng tài sẽ đưa ra phán quyết về các vấn đề liên quan đến thẩm quyền của mình và việc chấp nhận yêu cầu của Philippines.
Trung Quốc sẽ không ngừng chiếm bãi cạn Scarborough Shoal. Những hòn đảo hoặc mỏm đá tạo thành các "vùng biển có thể thuộc thẩm quyền trọng tài, dù Trung Quốc bảo lưu". Sự bảo lưu chỉ áp dụng cho phân định biên giới trên biển, không phải đối với tư cách pháp lý của các đảo hoặc các mỏm đá như bãi cạn Scarborough Shoal. Nguy cơ duy nhất của chiến lược pháp lý này là nếu hội đồng nói họ không có thẩm quyền để quyết định vụ kiện vì lý do tư cách pháp lý của các đảo là một phần của phân định biển. Nếu điều đó xảy ra", chúng ta quay trở lại điểm xuất phát.
Nhưng nếu ITLOS nói rằng nó có thẩm quyền đối với các đảo và mỏm đá, các quan chức chính phủ chỉ ra, thì tính hợp lệ của bản đồ Đường Chín đoạn của Trung Quốc sẽ vi phạm UNCLOS, do đó mà "chúng ta không thể thua trên vấn đề này".
Trích đoạn từ cuộc phỏng vấn Chito Sta Romana, Nguyên trưởng đại diện văn phòng ABC News ở Bắc Kinh, bởi Rappler.
Có thể có một lối thoát cho quần đảo Trường Sa, nhưng nó sẽ phải dựa trên cơ sở của sự chia sẻ hoặc một nghệ thuật quản lý nhà nước ở mức độ cao hơn để các lãnh đạo chính trị của tất cả các quốc gia có yêu sách có thể đi đến một số hình thức thỏa thuận. Có nhiều mô hình khác trên thế giới: ngay cả Biển Bắc, Vòng Bắc cực, thậm chí trong khu vực Đông Nam Á, các nước khác đều có hoạt động chung. Vẫn tồn tại những công thức. Câu hỏi đặt ra bây giờ là nó đã trở nên rất phức tạp bởi vì các vấn đề lãnh hải, hàng hải và chiến lược đã đan xen lẫn nhau.
Tôi nghĩ chúng ta nên nhìn vào thực hành tốt nhất trong khu vực. Ngay cả khi Việt Nam đã không bỏ cuộc đàm phán cấp cao song phương với (Trung Quốc) trong tháng 4 năm 2015, hội đồng trọng tài đã quyết định tiến hành một cuộc điều trần để giải quyết sự phản đối về thẩm quyền trong văn bản bày tỏ lập trường của Trung Quốc. Chúng tôi đang gánh vác cho Trung Quốc, hơn nữa cả Indonesia, Malaysia, Brunei. Ở mức độ nhất định, chúng tôi đang ở tuyến đầu và rất nhiều người đang hưởng lợi không công. Họ đang cố gắng xem chúng tôi sẽ đi đến đâu trong cách tiếp cận pháp lý của chúng tôi. Chúng tôi là những kẻ duy nhất. Chúng tôi đang giơ cao các biểu ngữ đứng cùng với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, ở mức độ nhất định với Việt Nam, và cố gắng để có được ASEAN.
Nhưng ASEAN ở mức độ nhất định bị chia rẽ vì vậy vấn đề thực sự của chúng tôi là làm thế nào để tiếp cận vấn đề này theo cách nào đó mà vẫn giữ nguyện vẹn sự đoàn kết ASEAN, và đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia của chúng tôi nhưng không gây leo thang sự cạnh tranh địa chính trị trong khu vực. Đó là một nhiệm vụ ghê gớm, và vì vậy kêu gọi một nghệ thuật quản lý nhà nước và chủ nghĩa thực dụng ở tầm cao.
ALAN VALDEZ
(Nguyễn Ngọc Hoà dịch)