Quang cảnh kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV


(bvd-vn.de) Theo các nguồn tin VN, trong kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIV đang diễn ra hiện nay, đã có 3 ngày dành cho chương trình chất vấn và trả lời chất vấn. Không khí của những ngày chất vấn được truyền thông trong nước mô tả là „rất sôi động, những thông tin rất thời sự, những vấn đề rất nóng, ...“. Đó là một điều rất đáng mừng trong cơ quan lập pháp, cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực cao nhất của nước nhà. Tuy nhiên, dư luận và cử tri có thể đưa ra câu hỏi, chương trình chất vấn và trả lời chất vấn đã thực sự được thực thi đúng quy định của luật pháp Việt Nam?

 

Phần đầu của „Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân“ 2015


Theo „LUẬT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI VÀ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN“ năm 2015, trong Điều 15 „Chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội“ ghi rõ như sau:
 

Điều 15: Chất vấn và  xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội

 
Trong chương trình chất vấn của kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIV đã xảy ra những trường hợp các dân biểu không thực hiện đúng quy định của các điều luật như thấy ở trên. Có thể dẫn một vài ví dụ rõ nét như sau:

1/  Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Sau đó, đại biểu Lê Thị Thanh Xuân (Đắk Lắk) đã „phản pháo“ mạnh mẽ nội dung chất vấn của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền. Cần nói ngay, đại biểu Lê Thị Thanh Xuân là phó giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Đắk Lắk, nghĩa là cấp dưới của Bộ trưởng Nhạ.

2/ Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) chất vấn Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Lê Minh Trí, thì bị  đại biểu Nguyễn Quang Dũng (Quảng Nam) „phản pháo“.  Đại biểu Dũng là viện trưởng Viện KSND cấp cao tại Đà Nẵng, cấp dưới của Viện trưởng Trí.

3/ Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm, thì bị đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) „phản pháo“. Đại biểu Cầu là giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, tức là cấp dưới của Bộ trưởng Lâm.

Từ những trường hợp nêu trên, ta nhận thấy, vì muốn bảo vệ „sếp“ của ngành mình mà các đại biểu đã „vô tình“ vi phạm các điều luật về chất vấn và trả lời chất vấn do chính họ tham gia quy định: „Người bị chất vấn phải trả lời trực tiếp, đầy đủ vấn đề mà đại biểu Quốc hội đã chất vấn, không được ủy quyền cho người khác trả lời thay“!

Đành rằng, các vị đại biểu Quốc hội có thể tranh luận với nhau, làm rõ vấn đề tại các phiên thảo luận của Quốc hội, chẳng hạn về các dự thảo luật, về ngân sách, tình hình văn hóa, xã hội, v.v... . Nhưng mà, thưa các vị dân biểu đáng kính: không phải trong chương trình chất vấn và trả lời chất vấn!
 
Tin: BTT LH  (tổng hợp)
Hình: Internet

 
Go to top